pacman, rainbows, and roller s



...Date : 22-11-2024...
◕ Thông báo:Chuyển đổi trang WEB về địa chỉ mới
https://theza2.blogspot.com
(Cải thiện tốc độ truy cập, giao diện thân thiện hơn)
Kính mời mọi người chuyển qua nhà mới

◕ Lời nhắn:
⊱ Mình học Bách Khoa nên ai đó ghét Bách Khoa thì có thể lặng lẽ đi ra
⊱ Mình là dân Thanh Hóa nên ai đó ghét Thanh Hóa cũng có thể lặng lẽ rời đi
⊱ Mình học cơ khí, trang này chỉ làm ra theo sở thích nên nếu thấy không hài lòng có thể nhẹ nhàng tắt trang
⊱ Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ..
◕ Dịch vụ: Nhận thiết kế Form mẫu Excel, Google Sheet:
⊱ Hỗ trợ quản lý, chiết xuất dữ liệu; Tạo bảng báo cáo, thống kê nhanh; ⊱ Tạo hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ công việc một cách trực quan; Tạo bảng nhập liệu, tính toán hỗ trợ công việc..

◕ Dùng thử: Chương trình phần mềm xếp thép tối ưu
⊱ Đây là chương trình mình viết ra để hỗ trợ công việc tính toán đầu vào vật tư thép hình dạng thanh (L, H, U, ...)
(Nhắn tin trực tiếp tới fanpage Theza2 để trao đổi)

Đề cương ôn tập Những NLCB của CNML I

Chương 1

Chủ nghĩa duy vật & Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 1. Trình bày điều kiện, tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin

·  Điều kiện kinh tế, xã hội:

Nền sản xuất phát triển nên phương thức sản xuất phát triển, dẫn đến giai cấp vô sản xuất hiện. Vì vậy chủ nghĩa Mac-Lenin ra đời.

·  Nguồn gốc lý luận:

-  Triết học cổ điển Đức ( Hêghen, Phơ bach)

+  Mác và Ănghen đã kế thừa phép biện chứng trong triết học của Heghen trên cơ sở bỏ những yếu tố duy tâm thần bí để xây dựng phép biện chứng duy vật.

+  Kế thừa tính duy vật trong triết học của Phơ bach dể xây dựng tính duy vật

-  Kinh tế chính trị cổ điển Anh( A.Smit, D.Ricacdo)

Mác và Ăng ghen đã kế thừa học thuyết về giá trị trong học thuyết kinh tế của A.Smit và D.Ricacdo, khẳng định kinh tế có vai trò quyết định đến sự tồ tại và phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng nên chính trị, kinh tế học Mác- Lê nin.

-  Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp ( Xanh xi mông, Phu ri ê)

Trang bị cho Mác và Ăng ghen những tư liệu chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó Mác và Ăng ghen đã biến chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học.

·  Tiền đề khoa học tự nhiên

-  Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là cơ sở để khẳng định các dạng tồn tại của vật chất trong thế giới có mối liên  hệ với nhau, và trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau.

-  Học thuyết tế bào: là cơ sở chứng minh rằng giữa thế giới động vật và thực vật có mối liên hệ với nhau, có chung nguồn gốc và hình thái.

-  Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn: là cơ sở chứng minh rằng giữa các loài không phải bất biến mà có mối liên hệ và giàng buộc lẫn nhau.

ðCác tiền đề trên là cơ sở khoa học tự nhiên giúp cho Mác xây dựng học thuyết chủ nghĩa duy vật biện chứng của mình.

Câu 2: Có thể nói chủ nghĩa Mác Lê nin là phép cộng giữa phép biện chứng của Hê ghen và chủ nghĩa duy vật của Phơ bách hay không?

Không thể khẳng định chủ nghĩa duy vật của Mác là phép cộng giữa phép biện chứng của Hê ghen và chủ nghĩa duy vật của Phơ bách được.

Vì : Hê ghen là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại xây dựng phép biện chứng 1 cách hệ thống, hoàn chỉnh, khoa học và logic, nhưng ông là triết học duy tâm khách quan. Cho nên Mác kế thừa chủ nghĩa phép biện chứng trong triết học của Hê ghen trên cơ sở loại bỏ các yếu tố duy tâm thần bí để xây dựng nên phép biện chứng duy vật.

  Đồng thời, Mác kế thừa các tư tưởng duy vật trong triết học của Phơ bách trên cơ sở lọc bỏ các quan điểm duy tâm về xã hội để xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 3: Vấn đề cơ bản của triết học

  Vấn đề cơ bản lớn của triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.

  Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:

·  Mặt thứ nhất: Cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

  Có 3 cách trả lời:

-  Cách 1: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức ( chủ nghĩa duy vật).

-  Cách 2: ý thức có trước, vật chất có sau. Ý thức quyết định vật chất (chủ nghĩa duy tâm).

-  Cách 3: vật chất, ý thức cùng tồn tại, không nằm trong quan hệ quyết định nhau.

·  Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Có 2 cách trả lời:

-  Cách 1: con người có khả năng nhận thức được thế giới(khả năng tri luận).

-  Cách 2: con người không thể nhận thức được thế giới hoặc chỉ nhận thức được hình thức bên ngoài (bất khả tri luận).

Câu 4: Vấn đề cơ bản của triết học là tư duy và tồn tại hay quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vì sao?

Vì:

- Trong thế giới vật chất có rất nhiều các sự vạt, hiện tượng, nhưng có 2 hiện tượng chính là hiện tượng vật chất và hiện tượng ý thức tinh thần. Mối quan hệ này bao trùm lên toàn bộ thế giới.

-  Giải quyết mối quan hệ này là cơ sở để phân chia thành các trường phái của triết học, lập trường, tư tưởng của các nhà triết học cũng như các học thuyết của họ. Giải quyết mối quan hệ này là cơ sở xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề cọn lại của triết học. Tất cả các nhà triết học phải trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết các quan hệ này.

Câu 5: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

·  Phân tích nội dung

-  Vật chất là 1 phạm trù triết học: là vật chất được nhận thức dưới góc độ triết học chứ không phải của các khoa học cụ thể. Hơn nữa đây là nhận thức dưới hình thức phạm trù, nghĩa là chỉ ra các đặc trưng, những đặc tính căn bản phổ biến của vật chất.

-  Vật chất chỉ thực tại khách quan: là tất cả những gì tồn tại bên ngoài độc lập ý thức con người dù con người đã nhận thức được hoặc chưa nhận thức được.

-  Vật chất là cái gây lên cảm giác ở con người khi guán tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan của con người, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh

·  Ý nghĩa khoa học của định nghĩa

-  Giải quyết triệt để 2 mặt trong vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng.

-  Khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật siêu hình.

-  Cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất, tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm ttrong quan niệm về xã hội.

Câu 6: quan niệm về vật chất của các nhà khoa học trước Mác

-  Thời kỳ cổ đại: khoa học chưa phát triển, các nhà triết học nhận thức về thế giới 1 cách trực quan, cảm tính. Họ đồng nhất vật chất với lửa, nước, không khí, nguyên tử( dạng vật chất bé nhất không thể phân chia được.

Nhưng dù sao cũng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.

-  Thời kỳ phục hưng cận đại: là thời kỳ phát triển của khoa học thực nghiệm, cơ học cổ điển của Niu tơn. Nên các nhà triết học đề cao vai trò của khối lượng, đồng thời vật chât với các khối lượng, một thuộc tính của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

·  Định nghĩa vật chất của Lê nin:

Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

ðThông qua định nghĩa cho ta thấy, vật chất là tất cả những gì tồn tại bên ngoài, độc lập với ý thức con người dù con người đã nhận thức được hoặc chưa nhận thức được. Do đó đã khắc phục những hạn chế, quan niệm về vật chất của các nhà khoa học trước Mác.

Câu 7: Sự phân biệt giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối hay tương đối? Tại sao?

·  Định nghĩa vật chất của Lê nin: vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cả giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

·  Khái niệm ý thức: ý thức là sự phản ánh của 1 dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người, ý thức phản ánh thế giới vào trong bộ não con người, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới quan.

ðGiải thích:

-  Trong lý luận nhận thức sự phân biệt giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Bởi vì vật chất, ý thức là 2 phạm trù cơ bản của triết học. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật cho rằng: “ vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức”.

-  Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chỉ mang tính tương đối. Bởi vì: vật chất quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức. Mọi sự biến đổi của ý thức đều do vật chất quyết định và ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới vật chất được ghi lại trong bộ não con người.

Câu 8: tại sao vận động là phương thức tồn tại của vật chất?

·  Khái niệm vận động: vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất nên thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình vận động là tự thân vận động ngoài vật chất.

·  Bản chất của vận động:

-  Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất.

-  Vận động không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn.

-  Nguồn gốc của sự vận động nằm trong chính bản thân của sự vật, tức là tự thân vận động

ðPhân tích:

 Vận động gắn liền với vật chất, ở đâu có vật chất thì ở đó có vận động. Khi nói tới vận động tức là vận động của vật chất, mọi sự vật, hiện tượng đều biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua vận động. Do dó vận động là phương thức tồn tại của vật chất.

Câu 9: Đứng im có phải là 1 hình thức vận động hay không? Tại sao?

-  Khái niệm vận động: là mọi sự biến đổi nói chung tức là sự biến đổi từ đơn giản đến phức tạp.

-  Bản chất của vận động:

+ Là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất.

+  Vận động không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn.

+  Nguồn gốc của vận động nằm trong chính bản thân sự vật tức là tự thân vận động.

-  5 hình thức cơ bản của vận động: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.

ðGiải thích:

-  Đứng im là hình thức vận động đặc biệt trong trạng thái cân bằng, ổn định của sự vật. Khi đó sự vật chưa thay đổi về hình dáng chất, kết cấu.

-  Đứng im chỉ xảy ra trong 1 quan hệ xác định, trong không gian, thời gian xác định và với 1 hình thức vận động xác định.

-  Đứng im là tương đối, tạm thời, còn vận động là tuyệt đối.

Câu 10: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất của ý thức?

·   Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có 2 nguồn gốc: +  nguồn gốc tự nhiên

   +  nguồn gốc xã hội

-  Nguồn gốc tự nhiên: “phản ánh” là thuộc tính chung của mọi vật chất. Có 3 hình thức phản ánh:

   +  Phản ánh lý hóa: đặc trưng cho vật chất vô sinh.

  +  Phản ánh sinh vật: đặc trưng cho giới hữu sinh.

  +  Phản ánh ý thức: chỉ có ở con người, ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ não người.

  Bộ não người cùng với thế giới quan bên ngoài tác động vào bộ não người. Đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

-  Nguồn gốc xã hội của ý thức: thông qua các quá trình lao động, ngôn ngữ được hình thành, ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải thông tin và lưu trữ thông tin. Đồng thời ngôn ngữ có thể khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức của con người. Nếu không có ngôn ngữ thì không có ý thức. Do đó quá trình lao động, hoạt động thực tiễn của con người là nguồn gốc xuất hiện của ý thức.

·  Bản chất của ý thức:

-  Tính năng động, sáng tạo.

-  Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

-  Ý thức là 1 hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội

Câu 11: C.Mác viết: “... một lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng môt lực lượng vật chất nhưng tinh thần cũng trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng nhân dân.” Phân tích luận điểm trên và rút ra ý nghĩa của nó.

·  Khái niệm vật chất : vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.

·  Khái niệm ý thức : ý thức là thuộc tính của 1 dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, là chức năng của bộ não, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não.

·  Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

-  Vai trò của vật chất đối với ý thức:

  +  Vật chất quyết định nội dung ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất.

  +  Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức.

  +  Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo cảu ý thức. Vật chất là  nhân tố quyết định phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn.

-  Vai trò của ý thức với vật chất:

  +  Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có sự tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

  +  Sự tác động trở lại của ý thức đối vs vật chất diễn ra theo 2 hướng tích cực và tiêu cực. Nếu ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan là nhân tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người, làm cho con người hoạt động đúng và thành công, ngược lại ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan sẽ kìm hãm hoạt động thực tiễn làm cho con người hoạt động sai và thất bại.

Câu 12: Tại sao chủ nghĩa duy vật của Mác được đánh giá là chủ nghĩa duy vật triệt để?

-   Trước Mác có nhiều nhà triết học duy vật có cách nhìn duy vật về thế giới tự nhiên và giải thích các hiện tượng tượng tự nhiên trên quan điểm duy vật, tuy nhiên khi xem xét vấn đề xã hội và lịch sử, họ thường rơi vào quan điểm duy tâm.

-  Chủ nghĩa duy vật của Mác kế thừa có chọn lọc các quan điểm trước đó, đông thời dựa vào các thành tựu khoa học tự nhiên đương thời để xây dựng học thuyết của mình. Bên cạnh đó Mác đã đứng trên quan điểm duy vật để giải thích các vấn đề của xã hội và xây dựng các quan niệm duy vật về lịch sử.

=> Do đó chủ nghĩa duy vật của Mác được đánh giá là chủ nghĩa duy vật triệt để.


Chương 2
Có thể bạn quan tâm
ღ Lưu ý: Mình chỉ sử dụng Fanpage Theza2 để bình luận. Mọi nick khác đều không phải mình.
Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ..


Liên kết hay đáng ghe thăm:
HocTapHay.com:Tổng hợp kiến thức, bải giảng các môn học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,... khá đầy đủ và chi tiết.
...
1/1/5/18684