Insane



...Date : 24-11-2024...
◕ Thông báo:Chuyển đổi trang WEB về địa chỉ mới
https://theza2.blogspot.com
(Cải thiện tốc độ truy cập, giao diện thân thiện hơn)
Kính mời mọi người chuyển qua nhà mới

◕ Lời nhắn:
⊱ Mình học Bách Khoa nên ai đó ghét Bách Khoa thì có thể lặng lẽ đi ra
⊱ Mình là dân Thanh Hóa nên ai đó ghét Thanh Hóa cũng có thể lặng lẽ rời đi
⊱ Mình học cơ khí, trang này chỉ làm ra theo sở thích nên nếu thấy không hài lòng có thể nhẹ nhàng tắt trang
⊱ Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ..
◕ Dịch vụ: Nhận thiết kế Form mẫu Excel, Google Sheet:
⊱ Hỗ trợ quản lý, chiết xuất dữ liệu; Tạo bảng báo cáo, thống kê nhanh; ⊱ Tạo hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ công việc một cách trực quan; Tạo bảng nhập liệu, tính toán hỗ trợ công việc..

◕ Dùng thử: Chương trình phần mềm xếp thép tối ưu
⊱ Đây là chương trình mình viết ra để hỗ trợ công việc tính toán đầu vào vật tư thép hình dạng thanh (L, H, U, ...)
(Nhắn tin trực tiếp tới fanpage Theza2 để trao đổi)

Đề cương ôn tập Những NLCB của CNML I

Chương 3

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Câu 1: phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX? Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta?

* Khái niệm:

- Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất, là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần để tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người

+ Kết cấu của LLSX: Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng cần phải có tác nhân thuộc về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ của quan hệ sản xuất…)

+ Lực lượng sản xuất là nhân tố có tính sang tạo, tính sáng tạo đó có tính lịch sử.

+ Trình độ phát triển của LLSX phản ảnh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

+ Trong các nhân tố tạo thành LLSX, người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định bởi vì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm LĐ của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế và sáng tạo của người LĐ.

Mặt khác trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ LĐ là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của LLSX và thể hiện tiêu biểu ở trình độ con người chinh phục thế giới tự nhiên.

- Quan hệ sản xuất: Là mỗi quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất.

+ Kết cấu: Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức, quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm của quá trình sản xuất đó.

+ Những mối quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

* Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX cũng tác động trở lại LLSX.

+ LLSX và QHSX là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, tồn tại trong tính thống nhất với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó LLSX là ND vật chất của quá trình sản xuất, còn QHSX là hình thức xã hội của quá trình đó. Tương ứng với trình độ nhất định của LLSX tất yếu phải đòi hỏi có QHSX phù hợp với trình độ đó trên cả 3 phương diện: Sở hữu TLSX, tổ chức, quản lý quá trình SX và phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.

+ Mối quan hệ thống nhất giữa LLSX và QHSX tuân theo tính tất yếu khách quan. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, QHSX phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX, đồng thời QHSX với tư cách là hình thức KT-XH của quá trình sản xuất luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của LLSX. Sự tác động này diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

+ Sự phù hợp của QHSX đối với LLSX càng cao thì LLSX càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của LLSX này lại phá vỡ sự thống nhất của QHSX từ trước đến nay là hình thức KT-XH cho sự phát triển của LLLSX, QHSX đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển của LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại 1 cuộc cách mạng xã hội.

+ Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa LLSX và QHSX là quá trình đi từ sự thống nhất đến sự khác biệt và đối lập, xung đột từ đó luôn xuất hiện nhu cầu khách quan, mâu thuẫn phải được giải quyết theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.

+ Sự vận dụng quy luật của Đảng trong quá trình đổi mới KT nước ta.

Trước khi đi vào CNH – HĐH đất nước và muốn đạt được thành công thì nhất thiết phải có tiểm lực về kinh tế và con người đó là lực lượng lao động là một yếu tố quan trong. Ngoài ra phải có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của LLSX, đây là nhân tố cơ bản nhất.

 Đất nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH. Với tiềm năng lao động to lớn, cần cù, thông minh, sang tạo và có kinh nghiệm lao động nhưng công cụ lao động của chúng ta còn thô sơ. Đảng ta triển khai mạnh mẽ một số vấn đề của đất nước, trên cơ sở 1 cơ cấu sở hữu hợp quy luật, gắn liền với 1 cơ cấu thành phần kinh tế hợp quy luật, cũng như cơ cấu một xã hội hợp giai cấp với thời cơ lớn thì rất nhiều thách thức phải vượt qua để hoàn thành sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, vì dân giàu nược mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Câu 2: Tại sao nói công cụ lao động là yếu tố đồng nhất và cách mạng trong lực lượng sản xuất?

  Khái niệm lực lượng sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.

  Kết cấu lực lượng sản xuất:

+  Các nhân tố thuộc về người lao động( năng lực, kỹ năng, tri thức)

+  Các tư liệu sản xuất( đối tượng lao động, công cụ lao động, tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất)

ðVì công cụ lao động là sản phẩm của con người, trình độ con người ngày càng sâu sắc hơn, đồn thời kinh nghiệm, kỹ năng của con người ngày càng hoàn thiện, cho nên con người luôn cải tiến công cụ lao động.

Do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển nên con người cần phải có các công cụ lao động hiện đại hơn để thoải mãn nhu cầu của con người.

Câu 3: Tại sao nói trong kết cấu của LLSX, người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu?

  Lực lượng sản xuất: là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.

  Kết cấu lực lượng sản xuất:

+  Các nhân tố thuộc về người lao động( năng lực, kỹ năng, tri thức)

+  Các tư liệu sản xuất( đối tượng lao động, công cụ lao động, tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất)

ðTrong kết cấu của lực lượng sản xuất, con người và công cụ lao động là 2 yếu tố cơ bản. Trong đó con người giữ vai trò quyết định bởi vì:

-  Công cụ lao động dù hiện đại đến đâu cũng đều do con người quyết định. Đối tượng lao động cũng do con người quyết định.

-  Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều phụ thuộc vào năng lực, khả năng nhận thức của con người.

-  Mặt khác, tư liệu sản xuất lao động của con người, giá trị và hiệu quả thực tế của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ và sự sáng tạo của con người.

Câu 4: Như thế nào là sự phù hợp và không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của LLSX?

-  Khái niệm lực lượng sản xuất: là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.

-  Kết cấu lực lượng sản xuất:

+ Người lao động

+ Tư liệu sản xuất: - Tư liệu lao động: Công cụ lao động

  Phương tiện lao động

   -Đối tượng lao động: Có sẵn trong tự nhiên

  Qua chế biến

-  Trình độ lao động phản ánh trình độ trinh phục thiên nhiên của con người

-  Khái niệm quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất vật chất.

-  Kết cấu quan hệ sản xuất:

+  Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

+  Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất

+ Quan hệ phân phối sản phẩm

ðLực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất biện chứng với nhau.

+  Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế xã hội của quá trình sản xuất

+  Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

+  Quạn hệ sản xuất phụ thuộc vào tình trạng phát triển của lực lượng sản xuất nhưng quan hệ sản xuất tác động ngược trở lại lực lượng sản xuất theo 2 hướng:

·  Hướng tích cực: tức là các mặt của quan hệ sản xuất tác động với các yếu tố của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khi đó ta nói quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.

·  Hướng tiêu cực: tức là các mặt của quan hệ sản xuất làm kìm hãm sự phát triển của các yếu tố trong LLSX. Khi đó ta nói quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.

Câu 5:  Tại sao nói ngày nay, khoa học trở thành LLSX trực tiếp?

-  Khái niệm lực lượng sản xuất: là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.

-  Kết cấu lực lượng sản xuất:

+ Người lao động

+ Tư liệu sản xuất: - Tư liệu lao động: Công cụ lao động

  Phương tiện lao động

  -Đối tượng lao động: Có sẵn trong tự nhiên

  Qua chế biến

  Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp bởi vì:

+  Khoa học sản xuất phát triển tác động trực tiếp đến người lao động, giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về thế giới vật chất.

+  Khi khoa học phát triển, con người mới có điều kiện tạo ra được nhiều công cụ lao động hiện đại hơn và tạo ra được nhiều sản phẩm cho xã hội.

Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT? Liên hệ thực tiễn ở nước ta hiện nay?

*Khái niệm :

-CSHT : dùng để chỉ toàn bộ QHSX hợp thành cơ cấu KT của XH

+ Kết cấu : QHSX thống trị ,QHSX tàn dư ,QHSX mềm mỏng. Trong đó QHSX thống trị giữ vai trò chủ đạo và đặc trưng cho chế độ kinh tế của 1 XH nhất định.QHSX cấu thành CSHT phản ánh tính vận động,phát triển liên tục của llsx  đó là tính chất kế thừa và phát triển.

+ Vai trò của hệ thống QHSX của 1 XH nhất định

+Một mặt, với llsx, nó giữ vai trò là hình thức KT-XH cho sự duy trì, phát huy và phát triển của llsx.

+ Mặt khác với các quan hệ chính trị, xã hội, là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế,là cơ sở hiện thực cho sự thiết lập 1 hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

+ Dùng để chỉ hệ thống kết cấu các hình thức,ý thức xã hội (chính quyền,tôn giáo,chính trị…) cùng với các thiết chế chính trị.

+ Xã hội (nhà nước, chính đảng,giáo hội…) được hình thành trên 1 CSHT nhất định.

+ XH có giai cấp hình thái ý thức chính trị, pháp quyền cùng hệ thống thiết chế,chính đảng và nhà nước là 2 thiết chế,tổ chức quan trọng như trong hệ thống KTTT của xã hội.

*Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

- Vai trò quyết định của CSHT với KTTT: tương ứng với 1 CSHT nhất định sẽ sản sinh ra 1 KTTT phù hợp có tác dụng bảo vệ CSHT đó.

+ Những biến đổi trong CSHT tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong KTTT

+ Tính mâu thuẫn trong CSHT được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống KTTT.

+ Sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi ích chính trị-xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn kinh tế, cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội.

+ Tổ chức nắm giữ quyền sở hữu TLSX của XH đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực  NN trong KTTT, còn giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước.

-Các chính sách pháp luật của nhà nước suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm quyền sở hữu TLSX chủ yếu của xã hội.

=> CSHT quyết định kinh tế thị trường, KTTT là sự phản ánh đối với CSHT: phụ thuộc vào CSHT

* Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

- Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT có thể thông qua nhiều phương thức, tùy thuộc vào bản chất yếu tố trong KTTT vào vị trí vai trò của nó cùng những điều kiện cụ thể.Tuy nhiên nhà nước là yếu tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới CSHT của xã hội, phương thức tác động của các yếu tố tới CSHT cũng thường phải thông qua NN mới phát huy tác dụng.

+ Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo 2 hướng có tích cực (nếu phù hợp) hoặc tiêu cực (nếu không phù hợp). Tuy nhiên sự tác động đó chỉ diễn ra với những xu hướng khác nhau, mưc độ khác nhau nhưng nó không thể giữ vai trò quyết định đối với CSHT của xã hội. CSHT vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó.

Vận dụng:

Đảng và nhà nước ta sau năm 1986(đổi mới) đã phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là xây dựng CSHT (cơ cấu kinh tế) trong kết cấu kinht tế nhiều thành phần nhiều hình thức sở hữu liên kết hợp tác đan xen và hỗn hợp để tạo ra 1 quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

- Khẳng định trong nền kinh tế quốc dân thì thành phần kinh tế nhà nước, tập thể (hợp tác xã) giữ vai trò chủ đạo.

- Với 1 CSHT mang tính chất quá độ và 1 kết cấu kinh tế đan xen nhiều thành phần kinh tế thì KTTT phải được xây dựng cho phù hợp với CSHT đang phát triển. Điều đó được thể hiện: Đảng Cộng Sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng cho toàn bộ tư tưởng, ý thức hệ trong XHCN

  Các hệ thống chính trị cùng hợp tác và đoàn kết khối liên minh công-nông-tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Câu 7: Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?

* Khái niệm tồn tại xã hội: Là phương diện sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

+ Các yếu tố tồn tại xã hội:

- Phương thức sản xuất.

- Điều kiện địa lý và dân số.

Trong đó phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định

+ Khái niệm ý thức xã hội: Là phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội (bao gồm những tư tưởng quan điểm, tình cảm…) nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

+ Kết cấu ý thức xã hội:

- Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức triết học, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức nghệ thuật, ý thức khoa học.

- Căn cứ vào trình độ phản ánh gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.

- Căn cứ vào tính tự giác hay tự phát của quá trình phản ánh người ta chia thành tâm lý XH và hệ tư tưởng XH.

* Ý thức xã hội thể hiện thông qua ý thức cá nhân.

- Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của mỗi người cụ thể:

+ Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH.

+ Tồn tại XH quyết định ý thức XH.

+ Ý thức XH chỉ là sự phản ánh của tồn tại XH và mọi sự thay đổi của ý thức XH cũng thay đổi theo.

+ Có những yếu tố thay đổi nhanh như: ý thức chính trị, pháp quyền,…

+ Có những yếu tố thay đổi chậm như: ý thức tôn giáo, nghệ thuật,…

* Ý thức XH tác động ngược trở lại tồn tại xã hội được thể hiện ở tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

+ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại XH.

+ Ý thức XH có thể vượt trước tồn tại XH.

+ Ý thức XH có tính kế thừa trong sự tồn tại phát triển

+ Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội.

+ Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Câu 8: Trình bày tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, sinh viên đã phát huy tính độc lập tương đối của ý thức xã hội như thế nào trong quá trình học tập?

·  Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

-  Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

-  Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

-  Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển

-  Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội

-  Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

·  Sinh viên đã phát huy: tuy điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn điều điện học tập... nhưng vẫn chủ động học tập, học tập đạt kết quả cao.

Câu 9: Tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội? Cho ví dụ minh họa?

-  Khái niệm tồn tại xã hội: là phương diện sinh hoạt vất chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

-  Kết cấu tồn tại xã hội:

+  Phương thức sản xuất

+  Điều kiện địa lý và dân số

-  Khái niệm ý thức xã hội: là phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội( bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm...) nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định.

·  Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội vì:

+  ý thức xã hội là các phản ánh tồn tại xã hội nên nó có sau tồn tại xã hội.

+  Do sức mạnh của phong tục, tập quán, truyền thống cũng như do tính bảo thủ của 1 số hình thái ý thức xã hội. Mặt khác, tồn tại xã hội có tính biến đổi nhanh, ý thức xã hội không thể phản ánh kịp.

+  ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những giai cấp nhất định, vì vậy những tư tưởng lạc hậu thường được các lực lượng xã hội lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.

Ví dụ: 1 số vùng quê ở Việt Nam tuy điều kiện kinh tế phát triển  nhưng vẫn còn những phong tục, tập quán lạc hậu( ma chay, cưới xin...)

Câu 10:  Phân tích vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử và ý nghĩa phương pháp luận của nó?

·  Khái niệm: Quần chúng nhân dân

-  Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức, hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

-  Quần chúng nhân dân là khái niệm mang tính chất lịch sử - cụ thể. Quần chúng nhân dân bao gồm các bộ phận dân cư sau:

+ Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần.

+ Những bộ phận dân cư chống lại áp bức, thống trị.

+ Những tầng lớp, giai cấp thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua hoạt động trực tiếp của mình trực tiếp hay gián tiếp trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

·  Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Vai trò sang tạo lịch sử của quần chúng nhân dân.

-   Về cơ bản tất cả các nhà tư tưởng trong lịch sử trước Mac đề không nhận thức đúng về vai trò sang tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. Về nguồn gốc lí luận điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm, tốn giáo và phương pháp siêu hình trong phân tích các vấn đề xã hội.

-   Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sang tạo chân chính tạo ra lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống, trong kinh tế xã hội. Điều đó được phản ánh từ 3 góc độ:

o   Quần chúng nhân dân là lực lượng sang tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội.

o   Quần chúng nhân dân là nguồn lực và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và cải cách xã hội trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã chứng minh không có một cuộc cách mạng hay cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

o   Vai trò sang tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng quần chúng nhân dân.

·  Ý nghĩa phương pháp luận

-   Việc lí giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy tâm đã từng thống trị lâu dài trong lịch sử, đồng thời đem lại phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu và nhận định lịch sử, cũng như việc nghiên cứu và đánh giá vai trò của mỗi cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân trong cộng đồng xã hội.

-   Cung cấp một phương pháp luận khoa học để Đảng cộng sản Việt Nam phân tích các lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Chương 2
Có thể bạn quan tâm
ღ Lưu ý: Mình chỉ sử dụng Fanpage Theza2 để bình luận. Mọi nick khác đều không phải mình.
Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ..


Liên kết hay đáng ghe thăm:
HocTapHay.com:Tổng hợp kiến thức, bải giảng các môn học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,... khá đầy đủ và chi tiết.
...
1/1/11/13440