...Date : 22-11-2024...
◕ Thông báo:Chuyển đổi trang WEB về địa chỉ mới
https://theza2.blogspot.com
(Cải thiện tốc độ truy cập, giao diện thân thiện hơn)
Kính mời mọi người chuyển qua nhà mới

◕ Lời nhắn:
⊱ Mình học Bách Khoa nên ai đó ghét Bách Khoa thì có thể lặng lẽ đi ra
⊱ Mình là dân Thanh Hóa nên ai đó ghét Thanh Hóa cũng có thể lặng lẽ rời đi
⊱ Mình học cơ khí, trang này chỉ làm ra theo sở thích nên nếu thấy không hài lòng có thể nhẹ nhàng tắt trang
⊱ Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ..
◕ Dịch vụ: Nhận thiết kế Form mẫu Excel, Google Sheet:
⊱ Hỗ trợ quản lý, chiết xuất dữ liệu; Tạo bảng báo cáo, thống kê nhanh; ⊱ Tạo hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ công việc một cách trực quan; Tạo bảng nhập liệu, tính toán hỗ trợ công việc..

◕ Dùng thử: Chương trình phần mềm xếp thép tối ưu
⊱ Đây là chương trình mình viết ra để hỗ trợ công việc tính toán đầu vào vật tư thép hình dạng thanh (L, H, U, ...)
(Nhắn tin trực tiếp tới fanpage Theza2 để trao đổi)

Đề cương ôn tập Những NLCB của CNML I

Chương 2

Phép biện chứng duy vật

Câu 1+2: Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến( sự phát triển) và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý

·  Khái niệm mối liên hệ: mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

·  Khái niệm mối liên hệ phổ biến: mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại với mọi sự vật, hiện tượng của thế giới.

Ý nghĩa phương pháp luận:

-  Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác.

-  Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.

·  Khái niệm sự phát triển:

-  Quan điểm siêu hình: phát triển chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về mặt số lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, đông thời, coi sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co, phức tạp.

-  Quan điểm duy vật biện chứng: khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ đơn giản đến phức tạp.

Ý nghĩa phương pháp luận:

-  Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.

-  Quan điểm phát triển đòi hỏi nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn. Một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó, mặt khác, con đường của sự phát triển là 1 quá trình biện chứng, cần phải có quan điểm lịch sử- cụ thể trong việc nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tế.

Câu 3: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này?

·  Các khái niệm:

Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vật, hiện tượng hay 1 quá trình riêng lẻ nhất định.

Cái chung là 1 phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở 1 kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác.

Cái đơn nhất là 1 phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ tồn tại ở 1 sự vật, hiện tượng nào đómà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.

·  Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:

-  Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.

-  Thứ 2, cái riêng chỉ tồn tại trong quan hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập, tách rời tuyệt đối cái chung.

-  Thứ 3, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.

-  Thứ 4,cái chung sâu sắc hơn cái riêng, cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.

-  Thứ 5, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ.

Sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.

·  Ý nghĩa phương pháp luận:

Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ.

Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Mặt khác, phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.

Trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy sự chuyển hóa nào có lợi thì ta cần chủ động tác động vào nó để nhanh chóng trở thành hiện thực.

Câu 4: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phậm trù nguyên nhân- kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận?

·  Khái niệm nguyên nhân, kết quả:

-  Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra 1 biến đổi nhất định nào đó.

-  Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

·  Phân biệt nguyên nhân với nguyên cứ, điều kiện:

-  Nguyên cứ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân nhưng nó chỉ là quan hệ bề ngoài ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.

-  Điều kiện là những sự vật, hiện tượng gắn liền với nguyên nhân, tác động vào nguyên nhân làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng nhưng không trực tiếp sinh ra kết quả.

·  Tính chất của mối quan hệ nhân quả:

-  Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người.

-  Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra, chỉ có điều là nguyên nhân đó được nhận thức hay chưa mà thôi.

-  Tính tất yếu: 1 nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định sẽ gây ra những kết quả tương ứng với nó.

·  Mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

-  Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân là cái có trước kết quả

+  Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả

+  Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra

-  Kết quả tác động trở lại nguyên nhân theo 2 hướng:

+  Thúc đẩy sự vận động của nguyên nhân( tính tích cực)

+  Cản trở sự vận động của nguyên nhân( tính tiêu cực)

-  Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

·  Ý nghĩa phương pháp luận:

-  Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn bắt đầu từ việc đi tìm những nguyê nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng.

-  Cần phải phân loại các nguyên nhân để có biện pháp giải quyết đúng đắn

-  Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác động, nhằm đạt được mục đích đề ra.

Câu 5: Có thể đông nhất quan hệ hàm số với quan hệ nhân quả được hay không? Tại sao?

·  Khái niệm

-  Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra 1 sự biến đổi nhất định

-  Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

·  Quan hệ nhân quả có tính khách quan, là quan hệ sản sinh

ðKhông thể đồng nhất quan hệ hàm số với quan hệ nhân quả, vì:

Quan hệ hàm số y=f(x) là 1 quy tắc, trong đó với mỗi giá trị của x, tương ứng có 1 giá trị của y duy nhất. Cho nên quan hệ hàm số mang dấu ấn chủ quan, không có tính khách quan. Trong khi đó quan hệ nhân quả có tính khách quan và mối quan hệ diễn ra phức tạp: 1 nguyên nhân có thể cho ra nhiều kết quả hoặc nhiều nguyên nhân tạo ra 1 kết quả.

Câu 6: Trình bày nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn.

·  Vai trò của quy luật: chỉ ra cách thức, phương thức của sự vận động phát triển của sự vật, tức là trả lời câu hỏi sự vật phát triển bằng cách nào.

·  Các khái niệm:

-  Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó vs cái khác.

-  Thuộc tính: chỉ những đặc điểm, tính chất của sự vật

-  Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khác quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động và phát triển của sự vật.

-  Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng

-  Bước nhảy: là sự chuyển hóa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng chất cũ mất đi và chất mới ra đời.

-  Điểm nút: là thời điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất

·  Nội dung quy luật:

-  Lượng biến đổi dần dần tới 1 mức độ nhất định sẽ gây ra sự biến đổi về chất

-  Khi chất mới ra đời tác động ngược trở lại lượng của sự vật, quy định 1 lượng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp vận động và phát triển của sự vật, làm thay đổi giới hạn độ, điểm nút tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật.

·  Ý nghĩa của phương pháp luận:

-  Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải coi trọng cả 2 phương diện chất và lượng của sự vật.

-  Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải chống 2 khuynh hướng: tả khuynh(tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy ý chí, chưa tích lũy đủ về lượng mà đã thay đổi về chất) và tư tưởng hữu khuynh(tư tưởng bảo thủ, trì trệ không thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đủ về lượng).

-  Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.

Câu 7: Sự phân biệt giữa chất và lượng là tuyệt đối hay tương đối? Vì sao?

·  Các khái niệm:

-  Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.

-  Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động và phát triển của sự vật.

-  Thuộc tính: chỉ những đặc điểm, tính chất của sự vật.

ðSự phân biệt giữa chất và lượng là tương đối, vì:

+ Chất và lượng thống nhất vơi nhau trong sự vật, không có chất, lượng thuần túy nằm ngoài sự vật

+ Trong 1 sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính, có những thuộc tính trong mối quan hệ này là chất của sự vật nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng của sự vật.

Câu 8: Hãy lấy ví dụ cụ thể và phân tích những ví dụ đó theo phương pháp luận được rút ra từ quy luật lượng- chất.

-  Ví dụ: khi ta cung cấp nhiệt cho nước( nguyên chất) ở các nhiệt độ khác nhau thì nước tồn tại ở các trạng thái: rắn, lỏng, khí, plasma( > 250o C )

-  Ví dụ xét trong khoảng( 0;100o C), khoảng này được gọi là độ, sự vật trong khoảng nhiệt độ này, lượng của sự vật đã thay đổi nhưng chưa làm thay đổi về chất của sự vật. Chỉ khi ta cung cấp nhiệt cho nó đến 100oC ( điểm nút) thì sự vật mới bắt đầu thay đổi về chất, tức là thay đổi từ lỏng sang khí.

Câu 9: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận.

  Quy luật này được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi nó nghiên cứu về nguồn gốc chung của quá trình vận động và phát triển, đó chính là mâu thuẫn.

·  Các khái niệm của quy luật:

-  Khái niệm các mặt đối lập: là những mặt, những thuộc tính, khuynh hướng trái ngược nhau tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ: trong nguyên tử có điện tích (-) và (+)

-  Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại.

-  Khái niệm mâu thuẫn: để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng.

-  Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập: dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.

·  Các tính chất chung của mâu thuẫn:

-  Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến

-  Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú thể hiện ở chỗ, mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau.

-  Mỗi mâu thuẫn giữ vai trò khác nhau trong sự vận động, phát triển của sự vật. Trong các lĩnh vực khác nhau thì mâu thuẫn cũng khác nhau

·  Quá trình vận động của mâu thuẫn:

-  Trong mỗi mâu thuẫn, mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với  nhau

+ Thống nhất các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, là đại bàn để cho đấu tranh diễn ra

+  Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối, trong sự thống nhất đã có đấu tranh.

-  Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa của các mặt đối lập là 1 quá trình. Khi 2 mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hoa lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành. Quá trình tác động, chuyển hóa giữa 2 mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển. Lê nin đã khẳng định: “ sự phát triển là 1 cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

·  Ý nghĩa phương pháp luận:

-  Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức phải tôn trọng mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, khuynh hướng của sự vận động, phát triển.

-  Phân loại mâu thuẫn, phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết phù hợp.

Câu 11: trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa của nó trong quá trình học tập của sinh viên.

-  Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm mang tính cải biến tự nhiên và xã hội.

Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:

+  Hoạt động sản xuất vật chất

+  Hoạt động chính trị, xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm, khoa học

Các hoạt động trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất đóng vai trò quyết định nhất.

-  Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn. Nhằm sáng tạo ra những tri thức mới về thế giới quan.

·  Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

-  Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

+  Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không bộc lộ các thuộc tính, nó chỉ bộc lộ khi con người tác động vào bằng hoạt động thực tiễn, tức là thực tiễn phải là điểm xuất phát, cơ sở trực tiếp hình thành nên quá trình nhận thức.

+  Thế giới khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp tiến trình vận động đó, con người bắt buộc phải thông qua hoạt động thực tiễn. Do đó nhận thức đòi hỏi thực tiễn như 1 nhu cầu, động lực. Lênin cho rằng: “quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.

-  Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Những tri thức con người đạt được thông qua quá trình nhận thức phải áp dụng vào hiện thực và cải tạo hiện thực, sự áp dụng đó thông qau thực tiễn. Đó là sự vật chất hóa những quy luật, tính tất yếu đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là mục đích chung của các nghành khoa học.

-  Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

Những tri thức mới, thông qua nhận thức con người có được, để kiểm tra tính đúng đắn của nó, phải dựa vào thực tiễn. Thực tiễn chính là thước đo giá trị những tri thức mới đó, đông thời thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

Câu 12: Tại sao nói, trong các hình thức cơ bản của hoạt độngt hực tiễn, hoạt động sản xấu vật chất đóng vai trò quyết định nhất?

-  Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

-  3 tính chất của thực tiễn : + Tính cộng đồng, xã hội.

  + Tính lịch sử cụ thể.

   + Tính sáng tạo, cải tạo tự nhiên, hoàn

  thiệncon người.

-  3 hình thức cơ bản hoạt động:

+  Hoạt động sản xuất vật chất.

+  Hoạt động khoa học thực nghiệm.

+  Hoạt động chính trị xã hội.

·  Trong các hình thức hoạt động, sản xuất vật chất giữa vai trò quan trọng nhất, vì:

- Hoạt động sản xuất vật chất trực tiếp tạo ra của cải, vật chất trong xã hội, là cơ sở để sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội, sáng tạo ra các giá trị đời sống tinh thần trong xã hội. Nếu không có sản xuất vật chất thì tất cả các hoạt động của hoạt động thực tiễn không thể phát triển.

Câu 13: Tại sao CNDVBC khẳng định thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý?

-  Chân lý: những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan, được kiểm tra, chứng minh bởi thực tiễn.

-  Thực tiễn: toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

-  3 tính chất của chân lý: khách quan; cụ thể; tương đối và tuyệt đối

-  3 tính chất của thực tiễn: cộng đông xã hội; lịch sử cụ thể; sáng tạo có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người

-  3 hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn: sản xuất vật chất, khoa học tự nhiên, chính trị xã hội.

·  Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý vì phần lớn những tri thức con người có được là nhờ giai đoạn nhận thức lý tính( giai đoạn nhận thức gián tiếp) là những tri thức đó đạt được thông qua các suy luận, cho nên tính đúng sai của nó chưa được khẳng định. Để khẳng định tính đúng sai của tri thức mới này, bắt buộc con người phải thông qua hoạt động thực tiễn, nhờ quá trình hoạt động thực tiễn, tính đúng sai của những tri thức mới được khẳng định.

Câu 14: Trình bày con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý.

  Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan.

·  Nhận thức cảm tính( trực quan sinh động)

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, con người nhận thức thế giới thông qua các giác quan của mình, được thể hiện dưới 3 hình thức, trình độ từ thấp đến cao: cảm giác, tri giác, biểu tượng

·  Nhận thức lý tính( tư duy trừu tượng)

-  Là giai đoạn nhận thức gián tiếp dựa vào năng lực phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa của chủ thể nhận thức.

-  Được thể hiện 3 hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận.

·  Nhận thức quay về thực tiễn

-  Mục đích của nhận thức là phục vụ thực tiễn để cải tạo thực tiễn

Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức mới nhận thức được

-  Hiện thực khách quan luôn vận động, biến đổi để bổ xung tri thức mới, trong giai đoạn mới của sự vật cần phải thông qua hoạt động thực tiễn.

Câu 15: Phân tích mối quan hệ giữa 2 giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

-  Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, con người nhận thức thế giới thông qua các giác quan của mình, được thể hiện dưới 3 hình thức, trình độ từ thấp lên cao: cảm giác, tri thức, biểu tượng.

-  Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức gián tiếp dựa vào năng lực phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa của chủ thể nhận thức. Được thể hiện qua 3 hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận.

·  Quan hệ giữa 2 giai đoạn:

+ Là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức, giai đoạn nhận thức cảm tính cung cấp thông tin, tư liệu cho giai đoạn nhận thức lý tính làm tiền đề.

+ Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, là cơ sở cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính giúp cho nhận thức cảm tính có sự định hướng đúng đắn, và trở nên sâu sắc hơn.


Chương 1Chương 3
Có thể bạn quan tâm
ღ Lưu ý: Mình chỉ sử dụng Fanpage Theza2 để bình luận. Mọi nick khác đều không phải mình.
Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ..


Liên kết hay đáng ghe thăm:
HocTapHay.com:Tổng hợp kiến thức, bải giảng các môn học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,... khá đầy đủ và chi tiết.
...
1/1/4/10563







XtGem Forum catalog