https://theza2.blogspot.com (Cải thiện tốc độ truy cập, giao diện thân thiện hơn) Kính mời mọi người chuyển qua nhà mới ◕ Lời nhắn: ⊱ Mình học Bách Khoa nên ai đó ghét Bách Khoa thì có thể lặng lẽ đi ra ⊱ Mình là dân Thanh Hóa nên ai đó ghét Thanh Hóa cũng có thể lặng lẽ rời đi ⊱ Mình học cơ khí, trang này chỉ làm ra theo sở thích nên nếu thấy không hài lòng có thể nhẹ nhàng tắt trang ⊱ Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ.. | |
---|---|
◕ Dịch vụ: Nhận thiết kế Form mẫu Excel, Google Sheet: ⊱ Hỗ trợ quản lý, chiết xuất dữ liệu; Tạo bảng báo cáo, thống kê nhanh; ⊱ Tạo hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ công việc một cách trực quan; Tạo bảng nhập liệu, tính toán hỗ trợ công việc.. ◕ Dùng thử: Chương trình phần mềm xếp thép tối ưu ⊱ Đây là chương trình mình viết ra để hỗ trợ công việc tính toán đầu vào vật tư thép hình dạng thanh (L, H, U, ...) (Nhắn tin trực tiếp tới fanpage Theza2 để trao đổi) |
Chương 1:
Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Cơ sở khách quan
1.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
-Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
+Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục trước sự xâm lược của tư bản Pháp, lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm một mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Trong hai mâu thuẫn đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn cơ bản
+Trong hơn 20 năm đầu của cuộc xâm lược, các phong trào nông dân tự động chống pháp lần lượt diễn ra.
+Cuối thể kỷ 19, các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp dưới danh nghĩa “Cần vương” do các sĩ phu, văn thân phong kiến lãnh đạo đã diễn ra rầm rộ và lan rộng trong cả nước
+Đầu thế kỷ 20, ảnh hưởng từ các trào lưu cải cách ở Nhật Bản và Trung Quốc, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản, theo hai khuynh hướng: bạo động của Phan Bội Châu và cải lương của Phan Chu Trinh. Tiếp đến, năm 1930, diễn ra cuộc cách mạng tư sản của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu.
Như vậy: Từ khi thực dân Pháp xâm lược VIệt Nam đến những năm 30 của thế kỷ 20, các phong trào yêu nước của nhân dân ta đã diễn ra dưới nhiều ngọn cờ khác nhau nhưng cuối cùng tất cả các phong trào đều thất bại. Điều đó chứng tỏ các con đường đó chưa đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Các giai tầng trong xã hội chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ lịch sử. Yêu cầu lịch sử đặt ra là: cần phải có một con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc.
-Bối cảnh thời đại:
+Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (từ giai đoạn tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Các nước đế quốc đã thi hành hai chính sách lớn: tăng cường bóc lột giai cấp vô sản trong nước và đẩy mạnh xâm lược vũ trang thôn tính thuộc địa. Hai chính sách này đã đẩy mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản (mâu thuẫn giữa vô sản với tư bản) lên cao; đồng thời làm nảy sinh mâu thuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa.
+Sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga năm 1917 đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á”. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng Vô sản, lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô viết. Nhưng đây còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nhiều dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng, dẫn đến sự ra đời của Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922
+Tháng 3 năm 1919, Quốc tế cộng sản ra đời, trở thành trung tâm tập hợp lực lượng cách mạng và chỉ đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới.
Sự ra đời của QUốc tế cộng sản có tác động đến nhiều phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam
1.1.2 Những tiền đề tư tưởng-lý luận
-Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Đó là các giá trị tiêu biểu như:
+Chủ nghĩa yêu nước truyền thống là ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam; là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc
+Ý thức tự lực, tự cường, tinh thần nhân nghĩa; truyền thống đoàn kết, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc, tinh thần khoan dung, độ lượng, cần cù, dũng cảm luôn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa dân tộc
+Tinh thần lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mìn, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa. Đây chính là những động lực mạnh mẽ của dân tộc.
Trong đó chủ nghĩa yêu nước truyền thống là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa và tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lenin và đi theo quốc tế III”; để Hồ Chí Minh nhận thực được: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm bù lũ bán nước và cướp nước
-Tinh hoa văn hóa nhân loại
Kết hợp giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tự hiện đại của văn hóa phương Tây là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh
Văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng triết học phương Đông (lão tử, Mặc Tử, Quản Tử…) và các tư tưởng tiến bộ khác của văn hóa phương Đông
+Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa những mặt tích cực của Nho giáo, như: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, tư tưởng về một xã hội bình trị, triết lý nhân sinh, đề cao văn hóa lễ giáo… Đồng thời phê phán những mặt tiêu cực của Nho giáo (như: phân chia đẳng cấp, trọng nam khinh nữ, đề cao nghề đọc sách, coi trọng thi cử)
+Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động, sống gắn bó với dân, với nước…
Khi đã trở thành người Mác-xít, Hồ Chí Minh tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn vì thấy trong đó những điều thích hợp với điều kiện của nước ta”
Tư tưởng-văn hóa phương Tây:
+Hồ Chí Minh đã tiếp xúc à chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, tiếp thu nền văn hóa dân chủ và cách mạng Phương Tây
+Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng tự do , bình đẳng, bác ái qua các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp; tiếp thu các giá trị trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng tư sản Pháp năm 1971; các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776)
+Hồ Chí Minh tiếp thu điểm tích cực nhất của Thiên chứ giáo là lòng nhân ái, đức hy sinh
Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa phương Đông và phương Tây một cách có chọn lọc, biện chứng phục vụ cho cách mạng Việt Nam: tư tưởng tích cực thì phát huy; tư tưởng chưa phù hợp thì cải biến cho phù hợp, tư tưởng tích cực thì phát huy; tư tưởng chưa phù hợp thì cải biến cho phù hợp; tư tưởng xấu, lạc hậu thì kiên quyết lại bỏ
-Chủ nghĩa Mác-Lênin
+Chủ nghĩa Mác-Lenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh
+Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lenin có chọn lọc, không rập khuôn máy móc, giáo điều. Từ đó, vận dụng sáng tạo và phát triển để giải quyết những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam
+Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lenin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện: quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh; quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh được coi là chủ nghĩa Mác-Lenin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời hiện đại
1.2 Nhân tố chủ quan
-Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh
-Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn:
+Tư duy độc lập, tự chủ alf đầu óc phê bình tinh tường sáng suốt giúp Hồ Chí Minh biết tiếp thu kế thừa, biết cải biên và biết loại bỏ.
+Bản lĩnh kiên định, đức tính khiêm tốn, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới
+Có tinh thần khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại
+Có tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống và văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Stast | Chương 2 |