https://theza2.blogspot.com (Cải thiện tốc độ truy cập, giao diện thân thiện hơn) Kính mời mọi người chuyển qua nhà mới ◕ Lời nhắn: ⊱ Mình học Bách Khoa nên ai đó ghét Bách Khoa thì có thể lặng lẽ đi ra ⊱ Mình là dân Thanh Hóa nên ai đó ghét Thanh Hóa cũng có thể lặng lẽ rời đi ⊱ Mình học cơ khí, trang này chỉ làm ra theo sở thích nên nếu thấy không hài lòng có thể nhẹ nhàng tắt trang ⊱ Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ.. | |
---|---|
◕ Dịch vụ: Nhận thiết kế Form mẫu Excel, Google Sheet: ⊱ Hỗ trợ quản lý, chiết xuất dữ liệu; Tạo bảng báo cáo, thống kê nhanh; ⊱ Tạo hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ công việc một cách trực quan; Tạo bảng nhập liệu, tính toán hỗ trợ công việc.. ◕ Dùng thử: Chương trình phần mềm xếp thép tối ưu ⊱ Đây là chương trình mình viết ra để hỗ trợ công việc tính toán đầu vào vật tư thép hình dạng thanh (L, H, U, ...) (Nhắn tin trực tiếp tới fanpage Theza2 để trao đổi) |
Chương 7:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
1.Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh vè văn hóa
1.1 Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
1.1.1 Định nghĩa về văn hóa
Tháng 8 năm 1943, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hóa, định nghĩa này có nhiều quan điểm gần với quan niệm hiện đại về văn hóa.
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chũ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn
1.1.2 Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
Hồ Chí Minh đưa ra “Năm điểm lớn” định hướng cho xây dựng nền văn hóa dân tộc:
1.Xây dựng tâm lý: tinh thàn độc lập tự cường
2.Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng
3.Xây dựng xã họi: sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội
4. Xây dựng chính trị: dân quyền
5.Xây dựng kinh tế
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa
1.2.1 Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
-Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
-Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong nền kinh tế chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy nền kinh tế và xây dựng xã hội mới
1.2.2 Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
-Tính dân tộc: là đặc tính, cái “cốt cách”, cái tinh túy bên trong, là bản chất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc; phải biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước
-Tính khoa học: là tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã họi
-Tính đại chúng: là phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng của nhân dân, đậm đà tính nhân văn, do đại chúng nhân dân xây dựng
1.2.3 Quan điểm về chức năng của văn hóa
-Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
-Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
-Ba là , bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân
1.3 Quan niệm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
1.3.1 Văn hóa giáo dục
Mục tiêu của văn hóa giáo dục: là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thông qua việc dạy và học
Phải tiến hành cải cách giáo dục: để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình và nội dung dạy và học thật khoa học, phù hợp với những bước phát triển của nước ta.
Nội dung giáo dục phải toàn diện: bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học-kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động và phải luôn luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, theo nguyên lý: học đi đôi với hành, lý luậ phải liên hệ với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã họi
1.3.2 Văn hóa văn nghệ
Hồ Chí Minh đưa ra ba quan điểm chủ yếu về văn hóa văn nghệ:
Một là, văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.
Hai là, văn nghệ phải gắn liền với thực tieennx của đời sống nhân dân
Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.
1.3.3 Văn hóa đời sống
Thực chất là xây dựng đời sống mới, bao gồm: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới
-Đạo đức mới: theo Người, để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới: “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính từ là nhen lửa cho đời sống mới”
-Lối ống mới: là lối ống có lý tưởng, có đạo đức, là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
-Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống văn minh, làm cho lối sống mới dần trở thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, tiếp thu, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục của dân tộc một cách biện chứng; “Phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút sách, trộm cắp; phải tìm cách làm cho không có một lời đánh chửi nhau, kiện cáo nhau, làm cho làng mình thành một làng phong thuần tục mỹ”.
Chương 6 | Finish(Go Home) |